Giải đáp bí ẩn Lâu Lan

Tơ lụa và hoa văn của Lâu Lan

Lâu Lan Quốc đã biến mất một cách thần bí trong lịch sử Trung Quốc chỉ trong một đêm, rất nhiều dân du cư cũng đồng thời "mất tích" đây là một nghi vấn của lịch sử và có nhiều giả thiết xoay quanh nó gồm:[3]

  • Nguyên nhân có thể là hồ La Bố khô cạn, sự thay đổi hoàn cảnh tự nhiên, dòng sông đổi dòng hoặc thượng nguồn sông Khổng Tước dẫn nước không hợp lý.[3]
  • Có ý kiến cho rằng, xung quanh Lâu Lan có rất nhiều dân tộc hùng mạnh. Những dân tộc này đã sử dụng kỵ binh đột phá, cướp bóc tàn phá giết chóc cư dân thành cổ. Kết quả, thành cổ này trở thành hoang phế. Thực tế, cách giải thích này không tìm được bằng chứng lịch sử.[3]
  • Có ý kiến khác cho rằng sự tiêu vong của thành cổ Lâu Lan là do sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ở đây rất khô hanh, mấy năm liền không hề có mưa. Khí hậu này là điều kiện lý tưởng cho công việc bảo quản các cổ vật. Họ suy đoán, 2000 năm qua, khí hậu miền Trung châu Á đang phát triển theo hướng ngày càng khô hanh. Thời kỳ Lâu Lan phồn vinh, khí hậu khá ôn hoà ẩm ướt, thích hợp cho cây trồng phát triển. Sau này, khí hậu khô hanh, gió cát càng nhiều, cây trồng nhiều năm liền không có hạt. Nông nghiệp không thể đứng vững. Trong tình trạng vô cùng khắc nghiệt và không có cách nào sống được, người dân buộc phải chuyển đi nơi khác.
  • Giả thuyết về "thuyết nguyền nước đoạn tuyệt". theo giả thuyết này thì có thể giải thích chính xác Lâu Lan suy vong, Lâu Lan vốn nằm ở miền Đông bồn địa Tháp Lý Mộc - một nơi cực kỳ khô hanh. Thành cổ Lâu Lan nằm ở hạ du sông Tháp Lý Mộc, bên cạnh hồ La Bố, có thể dẫn nước tưới cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau này, sông Thác Lý Mộc đổi dòng, hồ La Bố mất nguồn nước trở thành nơi khô cạn. Lâu Lan từ đó mất nguồn sinh sống. Cư dân đành phải đi khỏi nơi đây. Thành Cổ dần dần bị gió cát vùi lấp. Khảo sát thực địa bên ngoài thành cổ có thể chứng minh giả thuyết này. Các nhà khảo cổ đã tìm được di tích con sông cổ đại ở gần Lâu Lan. Hồ La Bố trong lịch sử đã xảy ra nhiều lần thay đổi.[3]